Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Kỹ năng giao việc cho nhân viên hiệu quả khi bạn làm sếp

Bạn đã từng nhờ việc ai đó nhưng kết quả lại không như ý? Bạn đã từng giúp ai đó một việc gì nhưng không làm họ hài lòng? Bạn đã từng cảm thấy có bộn bề công việc, không đủ thời gian và công sức để giải quyết hết? Những lúc như thế bạn cần đến kỹ năng giao việc cho người khác.

Vậy, giao việc là gì?

Giao việc là bàn giao một phần hay toàn bộ công việc cho người khác (đồng nghiệp, bạn bè, cấp dưới, người thân,…). Khi đó, bạn vẫn đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ, yêu cầu đặt ra mà không nhất thiết cần bạn trực tiếp tham gia.

Bạn sẽ thu được lợi ích gì khi giao việc?

   Thứ nhất, giao việc giúp bạn có thêm nhiều thời gian và tập trung vào những điều quan trọng nhất. Thực tế, bạn luôn có rất nhiều việc cần làm, nhiều khi đó là những việc cần được tiến hành song song hoặc cần sức mạnh tập thể. Trong khi đó, bạn không đủ thời gian, công sức, trí tuệ và chuyên môn để làm tốt tất cả những công việc đó.
   Thứ hai, khi giao việc cho ai là bạn đã tạo điều kiện cho người đó phát triển năng lực và sự tự tin. Thông thường bạn không thích giao việc vì chưa thực sự tin tưởng vào họ, bạn e ngại họ không làm đúng theo ý mình nên muốn tự làm mọi việc. Tuy nhiên, mỗi người giỏi một lĩnh vực, bạn hãy giao việc theo đúng chuyên môn của họ. Thông qua công việc, không những họ được đóng góp cho tập thể, được giúp bạn mà còn được làm công việc họ yêu thích.
   Thứ ba, nếu bạn là sếp, giao việc giúp bạn có điều kiện để huấn luyện và đạo tạo nhân viên, nhận ra năng lực của họ. Giao việc hiệu quả cũng chính là một nghệ thuật đào tạo và phát triển năng lực con người. Khi nhân viên đạt được thành công trong công việc, bạn mới có cơ hội nhận ra nỗ lực của họ, khuyến khích họ phát huy năng lực của mình. Từ đó, bạn giúp mang lại cho họ niềm vui và động lực trong công việc.
   Thứ tư, giao việc giúp đảm bảo thời gian và tiến độ công việc. Khi giao việc, bạn sẽ đảm bảo công việc lớn được chia thành nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn có nhiều người tham gia và được tiến hành song song. Bằng cách đó, bạn đã tạo ra "đòn bẩy” về thời gian và sức mạnh của tập thể, giúp bạn đảm bảo thời hạn và chất lượng công việc

1. Lợi ích của giao việc

   Nhiều công việc được thực hiện trong cùng thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành mục tiêu.
   Trách nhiệm nhân viên được xác định và nâng lên, nhân viên trở nên quan tâm và có trách nhiệm.
   Sự phân công trách nhiệm quyền hạn rõ ràng sẽ giúp cho việc kiểm tra của nhà lãnh đạo bớt khó khăn hơn.
   Tân dụng hết nguồn nhân sự và năng suất làm việc tăng lên.
   Nếu không biết giao việc dẫn đến nhân viên tự làm, hỏng nhiều và nhà quản lý phải xử lý sự vụ nhiều hơn.
   Nhân viên trưởng thành tiến bộ.
   Chất lượng làm việc của từng cá thể được đánh giá chính xác hơn.
   Những việc bồi dưỡng, khen thưởng liên quan trực tiếp tới mọi người. Nhân viên cảm thấy thoả mãn và dễ đồng tình hơn.
   Người lãnh đạo có thời gian để làm những công việc mà không thể giao cho người khác được. Người lãnh đạo có nhiều thời gian để lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện cà kiểm tra.

2. Những biểu hiện của bệnh phân công tồi

   Công việc thường trễ hạn, và tổ chức hay gặp khó khăn do những quyết định đưa ra chận trễ.
   Không tìm được người trong tổ chức để giao việc.
   Một số nhân viên quá bận rộn - Một số nhân viện ngồi không.
   Các nhân viên được giao những nhiện vụ không liên quan gì tới chuyên môn và nghiệp vụ của họ.
   Các nhân viên không tự tin vào quyền hạn của mình.
   Quyết định của nhân viên thường vượt quá hạn của mình và dường như chẳng ai biết ai là người đảm trách dự án.
   Các nhân viên có liên quan không được thông báo những thong tin nằm trong kế hoạch và mục tiêu.
   Các nhân viên có năng lực đôi khi cảm thấy nhàn chán, tổ chứa có nhiều nhân viên xin thôi việc.
   Người lãnh đạo đôi khi can thiệp vào việc đã được giao mà không thông qua người đã phân qua việc đó.
   Người lãnh đạo thường quá bận rộn không có thời gian quan tâm tới nhân viên.

3. Những trở ngại từ nhà lãnh đạo trong giao việc

   Nhà lãnh đạo không biết điều hành, phân công.
   Nhà lãnh đạo cho rằng họ có thể làm việc này tốt hơn những người khác trong tổ chức.” Tôi tự làm mọi việc thì nhanh hơn và dễ dàng hơn, bởi vì tôi hiểu chúng rõ hơn và biết cách làm”. Hay "Công tác quản lý đòi hỏI tôi phảI đảm trách những nhiệm vụ thật sự quan trọng theo một cách riêng”.
   Nhà lãnh đạo sợ các nhân viên sẽ không thích, nếu họ trông đợi ở nhân viên của họ quá nhiều.
   Nhà lãnh đạo không chắc chắn vào người nào để giao việc.”Tôi không tin tưởng khi giao việc cho nhân viên làm một mình”.
   Nhân viên thiếu kinh nghiệm và nhiệt tình.
   Nhân viên sợ trách nhiệm.
   Nhân viên sợ phê bình và tránh việc mạo hiểm

4. Những khó khăn trong giao việc:

   Nhà lãnh đạo thường chỉ giao cho nhân viên những việc lặt vặt vô nghĩa
   Các nhân viên luôn phàn nàn không biết cách giải quyết công việc
   Các nhân viên họ nói rằng họ quá bận rộn
   Nhà lãnh đạo cho rằng, giao việc đó cho nhân viên sẽ mất thời gian hơn là tự làm
   Công việc điều hành cao, cần phảI có chữ ký của nhà lãnh đạo và tài liệu chính, như hoá đơn vận chuyển và nhận hàng.
   Nhà lãnh đạo nghĩ rằng:”Nếu giao việc cho nhân viên thì không còn việc gì làm”.
   Nhà lãnh đạo không đủ hiểu biết để kiểm tra và điều hành công việc.
   Các nhân viên được giao nhiệm vụ quay lại hỏi nhà lãnh đạo cách thực hiện và xin giúp đỡ.
   Một vài nhân viên được giao quá nhiều việc và một số nhân viên khác lại không có việc làm.
   Các nhân viên không hiểu biết về điều lệ cũng như mục tiêu của tổ chức .
   Các nhân viên thường không làm theo phương pháp của nhà lãnh đạo.
   Nhà lãnh đạo giao những công việc ít mang tính thử thách cho hầu hết các nhân viên đã được đào tạo.
   Các nhân viên đang làm việc vựơt quá khả năng của mình.

5. Tính hợp lý trong kỹ năng giao việc

   Nhà lãnh đạo phải tường trình dự án đầy đủ.
   Nhà lãnh đạo cần phải xác định mức độ thực thi và thời gian biểu khi thực hiện công việc.
   Nhà lãnh đạo cần huấn luyện hoặc hổ trợ khi nhân viên cần bất kỳ lúc nào.
   Nhà lãnh đạo phải nêu những vấn đề kế tiếp mà mình thường mong đợi.
   Nhà lãnh đạo cần phải báo cho nhân viên khác biết ai là người chịu trách nhiệm công việc này.
   Giải thích rõ mức độ quyền hạn khi được giao việc.

6. Nhà lãnh đạo chia sẻ quyền lực

   Hãy xem xét tình hình và sự kiện rồi lập báo cáo cho tôi. Sau đó tôi sẽ quyết định bạn sẽ làm gì
   Hãy xác định những vấn đề khó khăn, đưa ra hướng để xử lý công việc (có thể hỗ trợ nhiều hoặc ít tuỳ mỗi trường hợp) và khen ngợi nhân viên đưa ra cách giải quyết mà mình hưởng ứng.
   Hãy cho tui biết bạn có ý định làm việc gì. Nhưng đừng có hành động khi chưa có sự đồng ý.
   Hãy giải quyết vần đề và cho tôi biết ý định của bạn trước khi thực hiện. Tôi ra lệnh ”không” thì đừng làm.
   Hãy giảI quyết vần đề và cho tôi biết bạn đã làm gì ?
   Hãy tự hành động và đừng có hỏi tôi trừ khi thật cần thiết.

7. Những vấn đề cần xem xét khi quyết định công việc được giao

   Những công việc mà nhân viên bắt buộc phải làm.
   Những công việc nhân viên nên làm, nhưng bạn có thể giúp nếu cần.
   Những công việc bạn có thể làm, nhưng nhân viên cũng có thể làm nếu có cơ hội.
   Những công việc mà bạn nên làm, nhưng cần sự giúp đỡ của nhân viên.
   Những công việc mà chỉ mình bạn mới có thể làm.

8. Những điều nhà lãnh đạo nên dự kiến

   Các nhân viên đều có quyền yêu sách, tỏ thái độ không đồng ý hay chấp nhận công việc.
   Các nhân viên có thể đòi hỏI những vấn đề khó khăn và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
   Những báo cáo tiến trình công việc phải được chuẩn bị đúng thời gian cho bạn hoặc cho những nhân viên khác trong bộ phận thông tin.
   Những nhiệm vụ được hoàn thành là những bằng chứng tốt về việc điều hành nhân viên một cách hoàn hảo.
   Nhân viên mới phải được chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng và phải có ngườI kèm khi làm nhiệm vụ.
   ThờI gian - Tiền bạc - Vật chất – Con người được xem là nguồn quý giá và phải được sử dụng một cách hợp lý….

9. Những vấn đề cần xem xét khi chọn nhân viên để giao việc

   Đã phân tích kỹ những đòi hỏi của công việc trước khi bắt đầu quá trình lựa chọn nhân viên.
   Đã xem xét kỹ những thông tin khách quan về kỹ năng và kiến thức của ứng viên, những thành công và thất bại trong quá khứ, khả năng làm việc độc lập, thái độ đối với công việc, với đồng sự, với cán bộ quản lý và với khách hàng ?
   Có chắc rằng mỗi nhân viên đều hiểu được yêu cầu công việc và tin tưởng vào mức độ thi hành.

11. Đưa ra kế hoạch giao việc

   Trình bày rõ nhiệm vụ và kết quả mong muốn.
   Đưa ra một mức độ thực hiện công việc và thời gian biểu.
   Xác định rõ số lượng và chất lượng công việc.
   Giao mức độ quyền hạn.
   Đào tạo nhân viên theo yêu cầu công việc khi cần.
   Báo cho tất cả nhân viên khác ai sẽ là người có trách nhiệm.

12. Những điều nên tránh khi giao việc

   Luôn nghĩ rằng mình có thể làm mọi thứ.
   Không bao giờ cho nhân viên những công việc thử thách với đủ quyền hạn để thực thi công việc.
   Chọn lựa quá kỹ một mức độ quyền hạn khi giao việc.
   Bỏ qua những cơ hội giao việc cho các nhân viên mới và chưa qua thử thách.
   Nắm bắt những nhiệm vụ không mang tính quản lý mà mọi người đều có thể làm.
   Lơ là hoặc theo dõi chặt nhân viên.
   Ngăn cản, thông báo những thông tin quan trọng liên quan đến nhiệm vụ được giao.
   Bực tức, thất vọng khi thấy nhân viên làm tốt nhiệm vụ.
   Chất đống công việc và để hầu hết nhân viên tin rằng chỉ có mình mới có thể làm được.
   Không khen ngợi và động viên khi họ hoàn thành nhiệm vụ quan trọng…

Link dowload tài liệu:
https://docs.Google.Com/file/d/0B0EW7P8lt82GVEFrZnE2MmlVR28/edit?usp=sharing
https://docs.Google.Com/file/d/0B0EW7P8lt82GZnhvRXJWczh0MUk/edit?usp=sharing
Tổng hợp từ Internet

Gừng càng già càng cay

(HR) Các nhà   tuyển dụng   trên thế giới dành hàng triệu giờ mỗi năm để đăng tải các quảng cáo   tuyển dụng   , xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn các ứng viên, tuyển dụng và   đào tạo   nhân viên của mình.

Tuy nhiên, không ít các nhà tuyển dụng nhận ra rằng rất nhiều nhân viên họ tuyển dụng làm việc tại công ty chỉ trong vòng vài tháng đã quyết định rằng họ không muốn “mãi là kẻ hầu người hạ” nữa hay cảm thấy “cần một điều gì tốt đẹp hơn” tại các công ty khác lớn hơn.

Vậy các công ty có thể   tìm kiếm   đội ngũ lao động đáng tin cậy và ổn định ở đâu để không phải liên tục đau đầu với những kế hoạch tuyển dụng mới? Đâu là một đội ngũ nhân viên cống hiến với công việc và có niềm kiêu hãnh khi làm việc tại công ty? Ai sẽ là những nhân viên cần đến ít chi phí hơn cho hoạt động tuyển dụng, đào tạo và duy trì?

Câu trả lời? Đó là: Các nhân viên lớn tuổi.

Trong xã hội ngày nay, mọi người đang có cuộc sống tốt hơn. Giới trẻ hiện tại khi đến tuổi về hưu sẽ có thêm một nền tảng giáo dục cao hơn các thế hệ trước. Hiện nay, các nhân viên lớn tuổi thục sự cảm thấy họ đang vẫn ở đỉnh cao của năng lực làm việc. Và một khi họ trở thành những lực lượng năng động hơn thì các công ty cần quan tâm tới việc tìm kiếm các biện pháp thích hợp nhằm thu hút và gìn giữ những nhân viên lớn tuổi - những mỏ vàng quý.

Sự mềm dẻo và linh hoạt là rất quan trọng cho những nhân viên lớn tuổi. Không phải ai trong số họ đều muốn về hưu. Họ thường phải chịu trách nhiệm chăm sóc những thành viên cao tuổi hơn trong gia đình như cha, mẹ hay nuôi nấng những đứa cháu nội, cháu ngoại. Tạp chí Fortune đã ghi nhận ý kiến của hơn 1500 người lao động trong độ tuổi 45 – 76 về việc làm của họ. Kết quả: 69% mong muốn không bao giờ phải nghỉ hưu hoàn toàn, 34% nói rằng họ muốn tiếp tục làm việc như hiện tại vì họ thực sự thích thú công việc của mình, 19% cho rằng họ cần có thu nhập từ những công việc bán thời gian để phục vụ cuộc sống sinh hoạt, 10% hy vọng họ sẽ tự mình làm ăn kinh doanh nhỏ, 6% sẽ tiếp tục làm việc trong thời gian cả ngày nhưng là một việc khác đơn giản hơn tại một công ty nào đó.

Liệu bạn có nên lôi kéo, sẵn sàng dành những phần thưởng có giá trị cho người lao động trên 50 tuổi? Câu trả lời là “có”. Dưới đây là 12 lý do giải thích tại sao việc tuyển dụng các nhân viên lớn tuổi có thể giúp công ty bạn duy trì một đội ngũ lao động ổn định, đáng tin cậy, cống hiến với công việc và đặc biệt là tiết kiệm nhiều chí phí cả về ngắn hạn lẫn dài hạn.

1. Các nhân viên lớn tuổi cống hiến sẽ đảm bảo một chất lượng làm việc tốt hơn, nhờ đó bạn có thể tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều câu chuyện về các nhân viên lớn tuối gắn bó cao với công việc phát hiện được nhiều sai lầm tốn kém tiền bạc của các nhân viên khác trong công ty liên quan tới mọi thứ từ việc đọc sai tên khách hàng cho đến định giá sai hay sơ sót kế toán,….

2. Các nhân viên lớn tuổi luôn đảm bảo yếu tố giờ giấc, hạn định thời gian. Phần lớn họ đều mong chờ sẽ được làm việc mỗi ngày, vì vậy họ sẽ đi làm đúng giờ hơn và luôn sẵn sàng với công việc.

3. Tính thật thà là điểm chung của các nhân viên lớn tuổi. Họ hiểu được giá trị của cuộc sống, của các mối quan hệ nhân quả, do đó luôn đảm bảo tính chính trực và tận tâm với sự thật.

4. Bổ sung vào những giá trị vô hình của các nhân viên lớn tuổi đó là sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng, có trọng tâm và chu đáo, nhờ đó có thể giúp công ty tiết kiệm hàng nghìn USD. Một chủ doanh nghiệp đã từng kể rằng một trong số các nhân viên lớn cuổi của ông đã tiết kiệm cho công ty trên 50.000 USD liên quan tới một hoạt động gửi thư số lượng lớn. Người nhân viên văn phòng 75 tuổi này đã phát hiện ra một khiếm khuyết con số trong tất cả các mã ZIP codes mà hầu như cơ quan bưu chính và cả các nhà quản lý marketing được trả   lương   cao với nhiều bằng cấp trong tay không thể nhận ra.

5. Khả năng lắng nghe tốt đã biến những nhân viên lớn tuổi trở thành tài sản quý giá bởi vì họ dễ đào tạo hơn - các nhân viên lớn tuổi chỉ được nghe một lần là họ biết phải làm những gì cần thiết.

6. Niềm kiêu hãnh khi một công việc được hoàn thành tốt của các nhân viên lớn tuổi luôn là điều rất khó tìm thấy ở các nhân viên trẻ tuổi. Các nhân viên trẻ tuổi muốn làm việc mau mau chóng chóng rồi về nhà, trong khi các nhân viên lớn tuổi cảm thấy rất vui khi ở lại công ty lâu hơn một chút để hoàn thành công việc chính bởi vì cảm giác kiêu hãnh của họ trong sản phẩm cuối cùng.

7. Các kỹ năng tổ chức tốt của những nhân viên lớn tuổi sẽ giúp các công ty tuyển dụng họ tiết kiệm thời gian vàng ngọc.Một thống kê có thể khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải ngạc nhiên: Hơn một triệu giờ mỗi năm bị lãng phí đơn giản bởi sự thiếu tổ chức tại nơi làm việc.

8. Hiệu suất và sự tin tưởng, chia sẻ lẫn nhau những ý tưởng và lời khuyên đã khiến những nhân viên lớn tuổi càng trở nên lý tưởng hơn. Những năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều công sở khác nhau đã đem lại cho các nhân viên này một sự hiểu thấu tuyệt vời về việc phải làm thế nào để công việc được thực hiện hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều hơn thời gian và tiền bạc cho công ty. Độ tin cậy của họ, được xây dựng qua nhiều năm, đồng nghĩa rằng họ sẽ không ngần ngại chia sẻ các ý kiến của họ với ban quản lý.

9. Tính cẩn thận, sự chín chắn đến từ nhiều năm kinh nghiệm trong cuộc sống và công việc đã giúp các nhân viên lớn tuổi không bối rối mỗi khi các vấn đề khó khăn xuất hiện.

10. Việc tự mình làm gương cho các nhân viên khác trong công ở đây ty luôn là một giá trị vô hình khác mà rất nhiều chủ doanh nghiệp phải cảm kích ở những nhân viên lớn tuổi. Họ có thể trở thành những thầy giáo tuyệt vời, những tấm gương điển hình, qua đó giúp cho việc đào tạo các nhân viên khác được dễ dàng hơn rất nhiều.

11. Các kỹ năng giao tiếp - biết được khi nào phải giao tiếp và giao tiếp như thế nào - của các nhân viên lớn tuổi được hình thành từ nhiều năm kinh nghiệm trong cuộc sống. Các nhân viên lớn tuổi hiểu được tình hình “chính trị” nơi công sở và biết được cách thức truyền tải một cách ngoại giao nhất các ý tưởng của họ tới ông chủ.

12. Chi phí lao động được giảm thiểu là một lợi ích lớn khác khi tuyển dụng những nhân viên lớn tuổi. Phần lớn các nhân viên này đều đã có bảo hiểm xã hội từ các công ty trước đây họ đã làm việc hoặc có các nguồn thu nhập bổ sung và sẵn lòng nhận tiền lương thấp hơn một chút để có được công việc họ mong muốn. Các nhân viên lớn tuổi hiểu rằng được làm việc cho một công ty mang nhiều ý nghĩa cuộc sống hơn là việc hàng tháng nhận được một tấm séc tiền công.

Nhìn chung, bất cứ chủ doanh nghiệp nào còn đang băn khoăn có nên tuyển dụng các nhân viên lớn tuổi hay không nên nhìn nhận lại 12 lợi ích trên. Các giá trị và kỹ năng của những nhân viên lớn tuổi – cũng như việc tiết kiệm đáng kể cho công ty nhiều khoản chi phí tiền bạc lẫn thời gian vàng ngọc - sẽ đảm bảo rằng việc tuyển dụng họ trở nên thực sự hiệu quả hơn nhiều so với việc tuyển dụng một đội ngũ lao động trẻ tuổi. Bên cạnh đó, yếu tố kinh nghiệm và sự cẩn thận, chu đáo cũng là những đặc tính khó có thể tìm thấy ở những nhân viên trẻ tuổi.

Nếu bạn không có đủ thời gian và nguồn lực để thường xuyên giải quyết vấn đề tuyển dụng rồi lại tuyển dụng, lần kế tiếp khi bạn cần đến một quyết định tuyển dụng, hãy quan tâm nghiêm túc tới những nhân viên lớn tuổi: Sự đóng góp của họ cho công ty có thể tác động tích cực tới nền tảng doanh thu và lợi nhuận trong nhiều năm liền.

Quantri.Vn

0 nhận xét :

Đăng nhận xét